Các Nguyên Tắc Thế Chấp Tàu Biển Việt Nam Năm 2023

Theo quy định các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam bao gồm những gì? Pháp luật quy định về điều kiện thế chấp tàu biển Việt Nam như thế nào? 

Ảnh minh họa.

Thế chấp tàu biển là gì?

Tại Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Thế chấp tàu biển Việt Nam

1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp.

2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.

Như vậy, thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó.

Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?
Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?

Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?

Tại Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam

1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.

2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.

4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

6. Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

b) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

c) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;

đ) Theo thỏa thuận của các bên.

7. Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.

Như vậy, các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam bao gồm:

– Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.

– Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp.

– Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

– Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

+ Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

+ Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;

+ Theo thỏa thuận của các bên.

– Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.

Những nội dung cơ bản của đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam?

Tại Điều 39 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam

1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:

a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;

b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;

c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.

2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.

4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.

Như vậy, đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:

– Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;

– Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;

– Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.

Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển được quy định ra sao?

Căn cứ vào Điều 42 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển như sau:

Điều 42. Hồ sơ đăng ký đối với tàu biển

1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01c tại Phụ lục (01 bản chính);

b) Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính);

b) Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm bằng tàu biển trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, thay đổi bên nhận bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh có căn cứ thay đổi trong trường hợp không có văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

c) Trường hợp đăng ký thay đổi để bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính).

3. Hồ sơ xóa đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03c tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm;

b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

c) Hợp đồng hoặc văn bản khác không thuộc điểm b khoản này đã có hiệu lực pháp luật chứng minh về việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm;

d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này.

4. Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:

a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính);

b) Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển (01 bản chính);

c) Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính).

Theo đó, khi có đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển thì bên đề nghị đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

– 01 bản chính phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm;

– 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hợp đồng bảo đảm.

Nguồn tham khảo: luatsux.vn

Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc để được hỗ trợ tư vấn.

Thông tin liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG PHAN THỊ KIM CÚC

  • Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
  • Hotline: 0917 329 123
  • Điện thoại: 028 376 55 666

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết

Tin tức

Tin tức

Tin tức
Bắt tạm giam đối tượng kê khai “2 giá” chuyển nhượng đất

Bắt tạm giam đối tượng kê khai “2 giá” chuyển nhượng đất

30-09-2023

Lê Văn Thành ở Quảng Nam làm hợp đồng chuyển nhượng đất có giá 460 triệu đồng nhưng thực tế số tiền giao dịch lên đến 21 tỷ đồng. Thành sẽ “né” được hơn 500 triệu đồng thu nhập cá nhân nếu trót lọt

Chi tiết
Phân biệt Công chứng và Chứng thực

Phân biệt Công chứng và Chứng thực

26-09-2023

Công chứng và chứng thực là hai hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội, đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, nhưng hiện nay vẫn còn không ít người lầm tưởng rằng công chứng và chứng thực là một.

Chi tiết
Thời gian công chứng giấy tờ mất bao lâu?

Thời gian công chứng giấy tờ mất bao lâu?

26-09-2023

Để xác định và đảm bảo được tính hợp pháp của các giấy tờ, các văn bản trong hợp đồng, trong giao dịch. Thì tất cả các loại giấy tờ phải được công chứng từ bản gốc hay công chứng bản dịch theo đúng quy định của pháp luật. Vậy thời gian công chứng giấy tờ mất bao lâu? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề trên.

Chi tiết
Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

25-09-2023

Khi ký hợp đồng, dù là hợp đồng mua bán, tặng cho hay uỷ quyền… nhiều người đều nghĩ phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị. Vậy, theo quy định, hợp đồng uỷ quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Chi tiết
Ngăn chặn tình trạng giả mạo giấy tờ, giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng, chứng thực

Ngăn chặn tình trạng giả mạo giấy tờ, giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng, chứng thực

24-09-2023

Thời gian qua, tình trạng chứng nhận các hợp đồng, giao dịch không đúng quy định của pháp luật và tình trạng giả mạo giấy tờ, giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng, chứng thực.

Chi tiết
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRONG TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRONG TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

13-05-2022

Vai trò chính của Công chứng là hoạt động cung cấp dịch vụ công về tính xác thực và tính hợp pháp cho hợp đồng, giao dịch.

Chi tiết
Ủy quyền đặt cọc mua bán đất cho người khác có được không?

Ủy quyền đặt cọc mua bán đất cho người khác có được không?

13-05-2022

Ủy quyền đặt cọc mua bán đất cho người khác có được không? Để giải đáp câu hỏi này chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về ủy quyền đặt cọc mua bán đất như sau:
Chi tiết
Thời tiết bất thường khiến bệnh dịch mùa hè gia tăng

Thời tiết bất thường khiến bệnh dịch mùa hè gia tăng

13-05-2022

Trước dự báo thời tiết mùa hè có những diễn biến bất thường, mùa mưa đến sớm, Bộ Y tế cảnh báo, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản... có thể bùng phát thành dịch lớn.
Chi tiết
Đồ Sơn (Hải Phòng): Đón chờ “Rồng thiêng” thức giấc

Đồ Sơn (Hải Phòng): Đón chờ “Rồng thiêng” thức giấc

13-05-2022

Khu du lịch quốc tế Đồi rồng Dragon Ocean tại Đồ Sơn Hải phòng là "khu đô thị biển" lớn nhất miền Bắc, được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Hải Phòng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam và thế giới.
Chi tiết
Khởi công 4 dự án trị giá 10.000 tỷ đồng đô tại Khu kinh tế Vân Đồn

Khởi công 4 dự án trị giá 10.000 tỷ đồng đô tại Khu kinh tế Vân Đồn

13-05-2022

Ngày 30/4, Ban Quản lý KKT Vân Đồn phối hợp với UBND huyện Vân Đồn cùng các nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công 4 dự án trọng điểm tại KKT Vân Đồn, với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng.
Chi tiết