Đất Tín Ngưỡng Có Được Cấp Sổ Đỏ Không?
congchungkimcuc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022
Các công trình như đình, đền, nhà thờ họ là một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cá nhân, cộng đồng. Mặc dù đất xây dựng các công trình tín ngưỡng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đất tín ngưỡng là gì và những quy chế pháp lý của loại đất này.
1. Đất tín ngưỡng là gì?
Pháp luật đất đai hiện nay không giải thích thế nào là đất tín ngưỡng nhưng có quy định đất tín ngưỡng gồm những loại đất nào, quy định về việc sử dụng đất tín ngưỡng ra sao. Cụ thể tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định rõ như sau:
Đất tín ngưỡng là gì?
- Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
- Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đất tín ngưỡng có được cấp Sổ đỏ không?
Về nguyên tắc dù thuộc nhóm đất phi nông nghiệp hay nhóm đất nông nghiệp đều được cấp Sổ đỏ nếu có đủ điều kiện. Việc cấp sổ không chỉ giúp cho người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định mà còn giúp Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả hơn.
Điều kiện đất tín ngưỡng được cấp Sổ đỏ chia thành 02 trường hợp như sau:
* Đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng
Khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, để được cấp sổ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Không có tranh chấp;
- Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.
* Đất tín ngưỡng do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (đất xây dựng nhà thờ họ)
Trường hợp đất tín ngưỡng là đất xây dựng nhà thờ họ do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì điều kiện được cấp Sổ đỏ áp dụng như điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 20, Điều 22, Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Đất tín ngưỡng có được cấp Sổ đỏ không?
3. Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất tín ngưỡng
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền phải chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.
3.2. Trình tự, thủ tục làm Sổ đỏ lần đầu
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất tín ngưỡng.
* Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
4. Đất tín ngưỡng có được chuyển nhượng không?
Đối với đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng thì không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 181 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.
Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc để được hỗ trợ tư vấn.
Theo: Luatvietnam
Thông tin liên hệ:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG PHAN THỊ KIM CÚC
- Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
- Hotline: 0917 329 123
- Điện thoại: 028 376 55 666
Tin liên quan
congchungkimcuc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

congchungkimcuc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

congchungkimcuc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

congchungkimcuc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

congchungkimcuc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

congchungkimcuc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022


Tin tức
Tin tức
.jpg)
Bắt tạm giam đối tượng kê khai “2 giá” chuyển nhượng đất
30-09-2023
Lê Văn Thành ở Quảng Nam làm hợp đồng chuyển nhượng đất có giá 460 triệu đồng nhưng thực tế số tiền giao dịch lên đến 21 tỷ đồng. Thành sẽ “né” được hơn 500 triệu đồng thu nhập cá nhân nếu trót lọt

Phân biệt Công chứng và Chứng thực
26-09-2023
Công chứng và chứng thực là hai hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội, đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, nhưng hiện nay vẫn còn không ít người lầm tưởng rằng công chứng và chứng thực là một.
Thời gian công chứng giấy tờ mất bao lâu?
26-09-2023
Để xác định và đảm bảo được tính hợp pháp của các giấy tờ, các văn bản trong hợp đồng, trong giao dịch. Thì tất cả các loại giấy tờ phải được công chứng từ bản gốc hay công chứng bản dịch theo đúng quy định của pháp luật. Vậy thời gian công chứng giấy tờ mất bao lâu? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề trên.
.jpg)
Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?
25-09-2023
Khi ký hợp đồng, dù là hợp đồng mua bán, tặng cho hay uỷ quyền… nhiều người đều nghĩ phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị. Vậy, theo quy định, hợp đồng uỷ quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Ngăn chặn tình trạng giả mạo giấy tờ, giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng, chứng thực
24-09-2023
Thời gian qua, tình trạng chứng nhận các hợp đồng, giao dịch không đúng quy định của pháp luật và tình trạng giả mạo giấy tờ, giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng, chứng thực.

VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRONG TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
13-05-2022
Vai trò chính của Công chứng là hoạt động cung cấp dịch vụ công về tính xác thực và tính hợp pháp cho hợp đồng, giao dịch.

Ủy quyền đặt cọc mua bán đất cho người khác có được không?
13-05-2022

Thời tiết bất thường khiến bệnh dịch mùa hè gia tăng
13-05-2022

Đồ Sơn (Hải Phòng): Đón chờ “Rồng thiêng” thức giấc
13-05-2022

Khởi công 4 dự án trị giá 10.000 tỷ đồng đô tại Khu kinh tế Vân Đồn
13-05-2022