Hiệu lực của giấy ủy quyền khi người ủy quyền qua đời
Hiệu lực của giấy ủy quyền khi người ủy quyền qua đời là một vấn đề pháp lý quan trọng mà không phải ai cũng hiểu rõ. Nhiều ý kiến thắc mắc liệu giấy ủy quyền có còn giá trị khi người ủy quyền mất hay không, và những quy định nào điều chỉnh tình huống này. Cùng Công chứng Kim Cúc tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây. Qua đó giúp bạn nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm trong những tình huống tương tự.
Giấy ủy quyền là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định cụ thể về giấy ủy quyền mà chỉ có quy định về hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, giấy ủy quyền có thể được hiểu là một văn bản pháp lý trong đó một người (bên ủy quyền) giao cho một người khác (bên được ủy quyền) quyền thay mặt mình thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể. Giấy ủy quyền có tính chất là một hành vi pháp lý đơn phương, tức là chỉ cần sự đồng ý của bên ủy quyền mà không yêu cầu sự tham gia của bên được ủy quyền ngay tại thời điểm lập giấy ủy quyền.
Giấy ủy quyền thường được sử dụng trong những trường hợp đơn giản và không cần hợp đồng ủy quyền phức tạp. Ví dụ như đại diện ký nhận hồ sơ, nộp tài liệu, hay thực hiện các thủ tục hành chính…
Hiệu lực của giấy ủy quyền khi người ủy quyền qua đời
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương và được coi là một loại giao dịch dân sự. Để giao dịch dân sự này có hiệu lực, người lập giấy ủy quyền phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với nội dung ủy quyền.
Ngoài ra, theo Điều 372 Bộ luật Dân sự 2015, khi một bên trong hợp đồng qua đời, nghĩa vụ mà người đó đã cam kết cũng chấm dứt.
Qua những quy định trên, có thể thấy rằng, khi người ủy quyền qua đời, giấy ủy quyền sẽ mất hiệu lực và các nghĩa vụ liên quan trong giấy ủy quyền cũng sẽ chấm dứt theo quy định pháp luật.
Giấy ủy quyền hết hiệu lực khi nào?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, giấy ủy quyền là một dạng giao dịch dân sự và sẽ bị vô hiệu nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, bao gồm:
#1. Năng lực hành vi dân sự phù hợp của các bên
Các bên tham gia giấy ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp. Hiện tại, năng lực hành vi dân sự có thể thuộc một trong 5 trạng thái: mất năng lực, gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, bị hạn chế, hoặc có năng lực hành vi đầy đủ.
#2. Tính tự nguyện của các bên
Trong giao dịch dân sự, pháp luật tôn trọng quyền tự do thỏa thuận và sự tự nguyện của các bên. Nếu bất kỳ bên nào bị ép buộc thì giấy ủy quyền sẽ không có hiệu lực.
#3. Nội dung và mục đích hợp pháp
Nội dung và mục đích của giấy ủy quyền không được vi phạm điều cấm hoặc trái với đạo đức xã hội.
#4. Hình thức tuân thủ quy định pháp luật
Nếu pháp luật yêu cầu hình thức cụ thể là điều kiện có hiệu lực của giấy ủy quyền (Ví dụ: phải được công chứng, chứng thực hoặc lập thành văn bản), thì giấy ủy quyền cần phải đáp ứng điều này.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về hiệu lực của giấy ủy quyền khi người ủy quyền qua đời. Mọi hỗ trợ liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng, chứng thực đảm bảo an toàn pháp lý, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!
- Điện thoại: 028 376 55 666
- Hotline: 0917 329 123
- Fanpage: Congchungkimcuc