Thế chấp tài sản của bên thứ ba là gì và thủ tục thực hiện
Trong giao dịch vay vốn hoặc bảo đảm nghĩa vụ dân sự, việc sử dụng tài sản của chính mình để thế chấp là hình thức phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên vay hoặc bên có nghĩa vụ không sở hữu tài sản đủ điều kiện để thế chấp, họ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ một bên thứ ba. Vậy, thế chấp tài sản của bên thứ ba là gì? Và thủ tục thực hiện ra sao để đảm bảo tính hợp pháp? Công chứng Kim Cúc sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thế chấp tài sản của bên thứ ba là gì?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là hình thức bảo đảm nghĩa vụ, trong đó bên thế chấp sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm, nhưng không cần giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Từ đó có thể hiểu, thế chấp tài sản của bên thứ ba là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của một bên khác đối với bên nhận thế chấp.
Pháp luật hiện hành không cấm việc sử dụng tài sản của người khác để bảo đảm nghĩa vụ, miễn là có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của bên thứ ba để vay vốn hoặc thực hiện nghĩa vụ với bên nhận thế chấp là hoàn toàn hợp pháp.
Các bên liên quan trong quan hệ thế chấp tài sản của bên thứ ba là:
- Bên thế chấp: Người sở hữu tài sản và đồng ý sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên khác.
- Bên nhận thế chấp: Thường là tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có quyền nhận thế chấp.
- Bên bảo đảm: Bên có nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba.
Lưu ý rằng việc thế chấp tài sản của bên thứ ba phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép để thế chấp, hành vi đó có thể bị coi là trộm cắp và phải chịu xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật.
Ví dụ minh họa
Anh A muốn vay 2 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư kinh doanh nhưng không có tài sản đủ giá trị để thế chấp. Bà B – mẹ của anh A, đang sở hữu một ngôi nhà trị giá 3 tỷ đồng, đồng ý sử dụng ngôi nhà này làm tài sản thế chấp để bảo đảm khoản vay của anh A.
Trong trường hợp này:
- Bên thế chấp: Bà B – chủ sở hữu ngôi nhà, sử dụng tài sản của mình để bảo đảm khoản vay cho anh A.
- Bên nhận thế chấp: Ngân hàng – đơn vị cho vay và nhận tài sản thế chấp từ bà B.
- Bên bảo đảm: Anh A – người vay vốn, có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Thủ tục thực hiện thế chấp tài sản của bên thứ ba
Trường hợp 1: Tài sản là bất động sản (quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)
Để thế chấp tài sản trong trường hợp này, quy trình bao gồm hai bước chính:
Bước 1: Ký công chứng hợp đồng thế chấp
Các bên liên quan cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sau:
- Bên thế chấp: Giấy tờ tùy thân và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.
- Bên bảo đảm: Giấy tờ tùy thân, các giấy tờ liên quan đến mục đích vay vốn và phương án vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng.
- Bên nhận thế chấp: Tổ chức nhận thế chấp chuẩn bị Giấy đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD của người đại diện pháp luật.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, các bên sẽ đến tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) để ký kết công chứng hợp đồng thế chấp.
Bước 2: Đăng ký thế chấp
Sau khi ký xong hợp đồng, bên thế chấp tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp tại Phòng Một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Khi hoàn thành thủ tục, bên thế chấp sẽ nhận lại Sổ đỏ bản gốc, trong đó có ghi chú rõ thông tin về việc thế chấp, địa điểm đăng ký và số hợp đồng thế chấp.
Trường hợp 2: Tài sản là động sản
Cũng giống như thế chấp tài sản là bất động sản, quá trình thế chấp tài sản là động sản cần tuân theo hai bước chính:
Bước 1: Công chứng hợp đồng thế chấp
Quy trình công chứng thực hiện tương tự như đối với bất động sản.
Bước 2: Đăng ký thế chấp
Tuy nhiên, khác với việc đăng ký thế chấp bất động sản, đăng ký thế chấp động sản được tiến hành tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản trực thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về việc thế chấp tài sản của bên thứ ba là gì và thủ tục thực hiện. Mọi hỗ trợ liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng, chứng thực đảm bảo an toàn pháp lý, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!
- Điện thoại: 028 376 55 666
- Hotline: 0917 329 123
- Fanpage: Congchungkimcuc