Skip to main content

Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Chứng thực di chúc là gì? Quy trình thực hiện chứng thực di chúc

Chứng thực di chúc là gì? Quy trình thực hiện chứng thực di chúc

Nếu bạn và người thân đang quan tâm tới các thủ tục làm di chúc thì việc tìm hiểu khái niệm chứng thực di chúc cùng với quy trình thực hiện là việc làm vô cùng cần thiết. Quá trình này sẽ giúp đảm bảo tính hợp pháp của văn bản di chúc, giảm thiểu sự tranh chấp tài sản và đáp ứng đúng nguyện vọng của người để lại di chúc. Hãy cùng Công chứng Kim Cúc tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chứng thực di chúc là gì?

Theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực, chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện của các bên tham gia giao dịch.

Qua đó có thể hiểu chứng thực di chúc là việc di chúc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vào di chúc sau khi lập tại đây, chứng thực về thời gian, địa điểm lập di chúc, năng lực hành vi dân sự, ý chị tự nguyện và chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người lập di chúc là xác thực.

Cần chứng thực di chúc trong trường hợp nào?

Chứng thực di chúc là gì? Quy trình thực hiện chứng thực di chúc

Theo Bộ luật Dân sự 2015, bản di chúc sẽ có hiệu lực pháp lý nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

  • Người lập di chúc phải có tinh thần minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc và không bị đe dọa, ép buộc hoặc lừa dối bởi bất kỳ ai. Trường hợp người lập di chúc từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, cần phải lập di chúc bằng văn bản và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý với quyết định này.
  • Nội dung và hình thức của di chúc không được vi phạm các quy định cấm, không xâm phạm đạo đức xã hội và không trái ngược với luật pháp.

Việc công chứng hoặc chứng thực di chúc không phải là quy định bắt buộc, mà tùy thuộc vào lựa chọn của người lập di chúc. Trừ hai trường hợp đặc biệt dưới đây.

Trường hợp bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực di chúc

  • Nếu người để lại di sản đang đối mặt với nguy cơ đe dọa tính mạng và không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên, di chúc miệng đó vẫn phải đáp ứng các điều kiện về di chúc hợp pháp nêu trên, đồng thời phải được công chứng hoặc chứng thực trong vòng 05 ngày sau khi người có di sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt người làm chứng.
  • Trường hợp người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ nhưng muốn lập di chúc, thì di chúc đó phải được viết thành văn bản, được công chứng hoặc chứng thực, và cần có người làm chứng.

Ngoài những trường hợp bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nêu trên thì mọi người nên sử dụng dịch vụ công chứng để thực hiện việc công chứng và chứng thực di chúc. Bởi tổ chức hành nghề công chứng sẽ hỗ trợ người lập di chúc trong việc kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp của di chúc, cũng như tối ưu hóa phần nội dung để phân định di sản theo ý muốn của người lập di chúc.

Quy trình thực hiện chứng thực di chúc

Quy trình thực hiện chứng thực di chúc

Theo quy định của Quyết định số 1329/QĐ-BTP, quy trình chứng thực di chúc được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các tài liệu cần chuẩn bị khi chứng thực di chúc bao gồm:

  • Dự thảo bản di chúc (nếu có): Dự thảo bản di chúc trình bày đầy đủ ý nguyện và ý chí của người để lại di chúc. Các ý nguyện này không được vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội.
  • Giấy tờ tùy thân của người để lại di sản: Bao gồm một trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Giấy tờ về tài sản: Cung cấp bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu của người lập di chúc đối với tài sản được đề cập trong di chúc. Đồng thời mang theo bản chính để đối chiếu. Đối với trường hợp người lập di chúc đang bị đe doạ tính mạng, có thể không cần xuất trình giấy tờ này.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực di chúc cần tự thực hiện nộp hồ sơ (không được ủy quyền) tại Uỷ ban nhân dân cấp xã tại bất cứ đâu không phụ thuộc vào địa chỉ cư trú của người để lại di chúc.

Bước 3: Kiểm tra và chứng thực

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, sẽ từ chối chứng thực và hướng dẫn để hoàn thiện giấy tờ.

Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào từng trang di chúc. Trường hợp người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì cần có hai người khác làm chứng có đủ năng lực hành vi dân sự, và không có liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ đối với người viết di chúc hoặc nội dung của di chúc đó.

Sau đó, người có thẩm quyền chứng thực sẽ ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc, ghi rõ họ tên, đóng dấu và ghi vào sổ chứng thực.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chứng thực di chúc và quy trình thực hiện. Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng đảm bảo an toàn pháp lý, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!

  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123
  • Fanpage: Congchungkimcuc