Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Phân Biệt Thế Chấp Và Cầm Cố

Phân Biệt Thế Chấp Và Cầm Cố

Thế chấp và cầm cố là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hai biện pháp này có những điểm gì giống và khác nhau? áp dụng cầm cố hay thế chấp trong trường hợp nào cho hợp lý?

Thế chấp là gì?

  • Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Cầm cố là gì?

  • Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điểm giống nhau giữa thế chấpcầm cố:

  • Phải lập thành văn bản. Là hợp đồng phụ của hợp đồng chính.
  • Đều là các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
  • Đối tượng là tài sản của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch và bảo đảm có giá trị thanh toán cao.
  • Có nghĩa vụ báo cáo cho bên nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp về các quyền của người thứ 3 đối với tài sản giao dịch nếu có.
  • Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định.

Điểm khác nhau giữa thế chấp và cầm cố

Thế chấp:

-Không đưa tài sản cho bên nhận thế chấp

-Tài sản thế chấp thường là bất động sản, có thể đã hình thành hoặc được hình thành trong tương lai.

-Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký giao dịch đảm bảo

-Rủi ro cao hơn cho bên nhận thế chấp

Cầm cố:

-Đưa tài sản cho bên nhận cầm cố

-Tài sản cầm cố thường là động sản

-Cầm cố tàu bay, tàu biển là phải đăng ký giao dịch đảm bào, còn lại các loại cầm cố khác không cần

-Rủi ro thấp hơn cho bên nhận cầm cố (do đã nắm giữ tài sản)

Phân biệt thế chấpcầm cố theo Bộ luật Dân sự 2015

Cầm cố và thế chấp là hai trong số chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo Bộ luật Dân sự 2015(Điều 292) bao gồm: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, Đặt cọc, Ký cược, Ký quỹ, Bảo lưu quyền sở hữu, Bảo lãnh,Tín chấp,Cầm giữ tài sản. Trong thực tế, hai hình thức thế chấp và cầm cố rất hay gặp, và dễ bị lầm tưởng.

Tuy nhiên giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, về bản chất:

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

Như vậy, về bản chất cầm cố là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất), còn thế chấp không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ).

Thứ hai, về đối tượng cầm cố, thế chấp:

Vì trong cầm cố có sự chuyển giao tài sản, nên trên thực tế, đối tượng của cầm cố thường là động sản, các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu,…).

Trong khi đó đối tượng của hình thức thế chấp có thể là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản (nếu pháp luật có quy định và các bên thỏa thuận), tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp.

Thứ ba, về thời điểm có hiệu lực:

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 thì cầm cố có hiệu lực khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Đối với thế chấp, khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp thì thế chấp có hiệu lực.

Thứ tư, về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm:

Theo quy định Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận cầm cố sẽ được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản cầm cố; phải bảo quản tài sản cho bên cầm cố. Do bên cầm cố được nắm giữ trực tiếp nên rủi ro thấp hơn.

Ngược lại, bên nhận thế chấp không được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản thế chấp, không phải lo bảo quản tài sản cho bên thế chấp. Tuy nhiên, dù có quyền kiểm tra tài sản nhưng do không nắm giữ trực tiếp tài sản nên thế chấp chịu rủi ro cao hơn trong trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,…

Thứ năm, về hình thức hợp đồng:

Đối với cầm cố, theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, thì việc cầm cố phải được lập thành văn bản, không cần phải công chứng, chứng thực.

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, về hình thức thế chấp tài sản thì việc thế chấp phải được lập thành văn bản.

Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản này phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

Liên hệ tư vấn:

  • Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123

Bài viết liên quan

  • Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123

Tìm chúng tôi

FANPAGE

Bản quyền thuộc về VPCC Phan Thi Kim Cúc