Skip to main content

Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Quy định và thủ tục uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông

Quy định và thủ tục uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông

Nhiều bạn đọc băn khoăn, nếu không thể trực tiếp tham dự các cuộc họp đại hội đồng cổ đông thì có thể ủy quyền cho người khác tham dự được không. Trong bài viết này, hãy cùng Công chứng Kim Cúc tìm hiểu các quy định liên quan đến việc uỷ quyền và hướng dẫn chi tiết về thủ tục uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và thực hiện đúng quy định pháp luật.

Quy định về uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông

Quy định và thủ tục uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông (hoặc người đại diện của cổ đông là tổ chức) có thể trực tiếp tham gia hoặc uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông.

Ngoài ra, luật này cũng quy định các hình thức tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông bao gồm:

  • Trực tiếp tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
  • Ủy quyền cho người khác tham gia và biểu quyết thay.
  • Tham gia và biểu quyết trực tuyến qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử… (có thể sử dụng các nền tảng như Google Meet, Zoom…).
  • Gửi phiếu biểu quyết bằng thư, fax, email hoặc các hình thức khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Qua đó có thể thấy, việc ủy quyền cho người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông là hoàn toàn hợp pháp.

Việc uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông phải được lập thành văn bản. Văn bản uỷ quyền phải tuân thủ theo quy định của pháp luật dân sự, trong đó phải ghi rõ tên người được uỷ quyền và số lượng cổ phần được uỷ quyền.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, văn bản uỷ quyền không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực. Do đó, các bên có thể lựa chọn công chứng văn bản uỷ quyền này theo nhu cầu.

Thủ tục công chứng uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông

Thủ tục công chứng uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền, theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Giấy tờ cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền, bao gồm căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại văn phòng công chứng hoặc tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra

Công chứng viên kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Nếu cần thiết, công chứng viên có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin hoặc giấy tờ liên quan.

Bước 4: Ký kết và công chứng

Sau khi hồ sơ được xác nhận, người ủy quyền và người được ủy quyền ký vào văn bản ủy quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên. Công chứng viên sẽ ký và đóng dấu vào văn bản.

Bước 5: Trả kết quả

Sau khi hoàn tất công chứng, các bên sẽ nộp phí và thù lao công chứng, và nhận lại bản công chứng của văn bản ủy quyền.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được quy định và thủ tục uỷ quyền tham dự đại hội đồng cổ đông. Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng đảm bảo an toàn pháp lý, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!

  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123
  • Fanpage: Congchungkimcuc