Skip to main content

Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Quy định về người làm chứng di chúc

Quy định về người làm chứng di chúc

Người làm chứng di chúc đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận ý chí, nguyện vọng của người lập di chúc và tránh những tranh chấp pháp lý sau này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Công chứng Kim Cúc tìm hiểu về các yêu cầu, điều kiện đối với người làm chứng di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành, từ đó giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Điều kiện về người làm chứng di chúc hợp pháp

Quy định về người làm chứng di chúc

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, ngoại trừ các trường hợp sau:

#1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Người được chỉ định nhận di sản theo di chúc không được làm chứng cho di chúc đó. Đồng thời những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc, bao gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản thuộc hàng thừa kế, cũng không được phép làm chứng.

#2. Người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc.

Người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc sẽ không được coi là người làm chứng di chúc hợp pháp.

#3. Những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

  • Người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi.
  • Người mất năng lực hành vi dân sự là người được Tòa án tuyên bố mất năng lực này dựa trên kết luận giám định pháp y tâm thần. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự không tự ý được thực hiện bởi Tòa án, mà chỉ khi người đó bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác khiến họ không thể nhận thức, kiểm soát hành vi của mình, theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan và dựa trên kết quả giám định pháp y tâm thần.

#4. Người gặp khó khăn trong việc nhận thức, kiểm soát hành vi

Đây là những người từ đủ 18 tuổi trở lên, do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, nhưng chưa đến mức bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo yêu cầu của chính người đó, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức liên quan, dựa trên kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người này gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, đồng thời chỉ định người giám hộ và xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Điều kiện về di chúc có người làm chứng hợp pháp

Điều kiện về di chúc có người làm chứng hợp pháp

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có người làm chứng hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

#1. Về người lập di chúc

Người từ 15 tuổi trở lên có thể lập di chúc. Tuy nhiên, đối với người trong độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi, việc lập di chúc cần có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đồng thời, người lập di chúc cần phải có đủ sự minh mẫn, tỉnh táo và không bị lừa gạt, đe doạ, hay ép buộc trong quá trình lập di chúc.

#2. Về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không vi phạm các quy định pháp lý.

#3. Về hình thức của di chúc có người làm chứng

Cần có tối thiểu hai người làm chứng di chúc hợp pháp như đã nêu trên.

Người lập di chúc cần ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước sự hiện diện của người làm chứng. Sau đó những người làm chứng sẽ xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ đó và ký tên vào bản di chúc.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được quy định về người làm chứng di chúc. Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng, chứng thực đảm bảo an toàn pháp lý, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!

  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123
  • Fanpage: Congchungkimcuc