Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Những rủi ro khi thực hiện công chứng treo nhà đất
Những rủi ro khi thực hiện công chứng treo nhà đất

Những rủi ro khi thực hiện công chứng treo nhà đất

Trong lĩnh vực bất động sản, việc sử dụng công chứng treo gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại. Các giao dịch bất động sản có tầm quan trọng lớn, bởi vậy bất kỳ ai tham gia vào quá trình này cũng cần cân nhắc và hiểu rõ các nguy cơ tiềm ẩn. Trong bài viết này, hãy cùng Công chứng Kim Cúc tìm hiểu công chứng treo nhà đất là gì và những rủi ro nào có thể phát sinh khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất theo hình thức này.

Công chứng treo nhà đất là gì?

Việc công chứng nhà đất thông thường được thực hiện khi quyền sở hữu của bất động sản đã được xác định và hoàn tất các thủ tục pháp lý, có thể chuyển nhượng một cách bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp việc chuyển nhượng về quyền sở hữu vẫn đang “treo” hoặc chưa được hoàn tất nhưng vẫn được cơ quan công chứng xác nhận và chứng thực các tài liệu liên quan đến giao dịch đó.

Ví dụ như trường hợp người mua có thể là bên bất động sản, không muốn ký tên vào hợp đồng mua bán nhà đất khi công chứng, mà sẽ để cho bên bán ký trước và để trống phần ký của người mua. Khi đã tìm được người mua thích hợp thì mới ký bổ sung để hoàn tất quy trình chuyển nhượng sổ đỏ.

Hoặc trường hợp, quyền sở hữu của một bất động sản có thể bị “treo” do các vấn đề pháp lý, chẳng hạn như tranh chấp tài sản hoặc chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan, tài sản đang bị thế chấp. Trong tình huống này, các bên sẽ ký tên vào hợp đồng mua bán nhưng để trống thông tin về nhà đất cho đến khi đạt đủ điều kiện pháp lý về đối tượng hợp đồng.

Tương tự, có rất nhiều trường hợp khác trên thực tế được công chứng trước như vậy, và chờ cho các điều kiện khác được đáp ứng thì bổ sung nốt sau. Những trường hợp như vậy được gọi chung là công chứng treo nhà đất hoặc công chứng chờ.

Công chứng treo nhà đất có hợp pháp không?

Những rủi ro khi thực hiện công chứng treo nhà đất

Theo quy định của Luật Công chứng 2014, văn bản công chứng có hiệu lực ngay từ thời điểm công chứng viên ký, đóng dấu của tổ chức công chứng. Các bên liên quan sau đó phải tuân theo các điều khoản được ghi trong văn bản công chứng.

Tuy nhiên, trong trường hợp “công chứng treo”, mặc dù không đáp ứng được điều kiện để công chứng viên thực hiện việc công chứng, nhưng quá trình vẫn diễn ra. Khi đã có công chứng treo, một bên sẽ được xem là đã hoàn tất quyền, nghĩa vụ của mình, và sẽ đợi cho điều kiện tiếp theo được thỏa thuận.

Ngoài ra, một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Công chứng 2014 là: Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.

Do đó, “công chứng treo” có thể coi là một dạng hành vi trái pháp luật, tạo điều kiện cho các giao dịch giả mạo hoặc gian dối, bị cấm theo quy định của pháp luật.

Những rủi ro khi thực hiện công chứng treo nhà đất

rủi ro khi thực hiện công chứng treo nhà đất

Có thể thấy nhiều người thực hiện “công chứng treo” do nghĩ rằng đây là một giải pháp thuận tiện cho các bên tham gia. Tuy nhiên, bản thân nó mang theo nhiều rủi ro tiềm ẩn mà các bên cần phải nắm được như sau:

Trước hết, theo những phân tích ở trên, “công chứng treo” là hành vi trái pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc khi có tranh chấp phát sinh, văn bản công chứng sẽ bị tuyên vô hiệu.

Thứ hai, các bên tham gia giao dịch có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Trường hợp bên ký hợp đồng trước qua đời trước khi bên còn lại ký kết, thì hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực vì thiếu chữ ký. Các bên sẽ không thể được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ ba, trường hợp có một bên thay đổi ý định hoặc có sự thay đổi trong các điều kiện hợp đồng, bên còn lại có thể bị thiệt thòi, đặc biệt khi họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình dựa trên văn bản công chứng treo đó.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về công chứng treo nhà đất và những rủi ro khi thực hiện. Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng đảm bảo an toàn pháp lý, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!

  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123
  • Fanpage: Congchungkimcuc

Bài viết liên quan

  • Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123

Tìm chúng tôi

FANPAGE

Bản quyền thuộc về VPCC Phan Thi Kim Cúc