Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Những thông tin cần biết về ủy quyền và cách thực hiện
Những thông tin cần biết về ủy quyền và cách thực hiện thủ tục ủy quyền

Những thông tin cần biết về ủy quyền và cách thực hiện thủ tục ủy quyền

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều giao dịch pháp lý liên quan và cần thiết thực hiện ủy quyền. Để thực hiện một cách hiệu quả và đảm bảo tính hợp lệ, cần phải hiểu rõ về khái niệm, điều kiện, và quy trình của quá trình ủy quyền. Trong bài viết này, Công chứng Kim Cúc sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về những thông tin quan trọng như: Ủy quyền là gì, các điều kiện và thời hạn liên quan đến việc ủy quyền, những trường hợp không được phép ủy quyền, và cách thực hiện thủ tục ủy quyền một cách chính xác và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Khái niệm ủy quyền

Hiện tại, luật không có quy định cụ thể về khái niệm “ủy quyền”. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ định nghĩa về Hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Từ đó, có thể hiểu rằng “ủy quyền” là một hình thức của việc đại diện, thay mặt khi người ủy quyền không thể hoặc không muốn tự mình thực hiện một công việc nào đó.

Điều kiện ủy quyền

Những thông tin cần biết về ủy quyền và cách thực hiện

Giấy ủy quyền có giá trị pháp lý khi đáp ứng 2 điều kiện chính là về nội dung và hình thức.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, việc ủy quyền cần đảm bảo các điều kiện như sau:

– Các bên trong giấy uỷ quyền có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với phạm vi uỷ quyền.

– Bình đẳng, không phân biệt đối xử.

– Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận: Ủy quyền phải được thực hiện dưới sự đồng ý tự nguyện. Không được ép buộc hoặc lừa dối để có được ủy quyền.

– Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Xác lập, thực hiện, chấm dứt ủy quyền một cách thiện chí, trung thực.

– Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

– Các bên phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

– Không bị cấm ủy quyền: Có những trường hợp cụ thể mà pháp luật cấm việc ủy quyền mà các bên cần lưu ý.

Về hình thức, hiện luật không có quy định cụ thể về hình thức của Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục ủy quyền cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực, như sau:

  • Ủy quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.
  • Yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Thời hạn ủy quyền

Thời gian ủy quyền sẽ được xác định bằng cách thỏa thuận giữa các bên hoặc tuân theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thuộc một trong hai trường hợp này, thì thời hạn ủy quyền sẽ tự động có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày uỷ quyền được thiết lập.

Top những trường hợp không được ủy quyền

Top những trường hợp không được ủy quyền

Dưới đây là một số trường hợp phổ biến mà theo quy định pháp luật, không được phép thực hiện thủ tục ủy quyền mà bạn cần nắm được:

  • Không thể ủy quyền khi Đăng ký kết hôn
  • Không thể ủy quyền khi Ly hôn
  • Không thể ủy quyền khi Đăng ký nhận cha, mẹ, con
  • Không thể ủy quyền khi Công chứng di chúc
  • Không thể ủy quyền khi Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
  • Không thể ủy quyền khi Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Không thể ủy quyền khi Người được ủy quyền có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập người được ủy quyền
  • Không thể ủy quyền khi Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền
  • Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
  • Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản.

Cách thực hiện thủ tục ủy quyền

Cách thực hiện thủ tục ủy quyền

Ngoài những trường hợp văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực như trên thì giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải công chứng, mà thực hiện tùy thuộc nhu cầu của các bên.

Trường hợp các bên có nhu cầu công chứng văn bản ủy quyền thì thủ tục ủy quyền sẽ thực hiện như sau:

#1. Nộp hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền là Phòng Tư pháp cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi thuận tiện giao dịch nhất.

Hồ sơ cần có: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng uỷ quyền nếu có; giấy tờ tùy thân còn thời hạn hiệu lực của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu); giấy tờ về đối tượng được uỷ quyền (Sổ đỏ, sổ hưu…).

#2. Kiểm tra và quyết định

Người thực hiện công chứng kiểm tra hồ sơ và ra quyết định:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và các bên tự nguyện, minh mẫn, và nhận thức được hành vi của mình, thì hướng dẫn người yêu cầu ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt công chứng viên.
  • Nếu hồ sơ không đầy đủ, sẽ yêu cầu bổ sung giấy tờ và tài liệu cần thiết.

#3. Chứng thực và hoàn tất

Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu và ký tên, đóng dấu vào giấy uỷ quyền.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ủy quyền và cách thực hiện thủ tục ủy quyền. Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!

  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123
  • Fanpage: Congchungkimcuc

Bài viết liên quan

  • Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123

Tìm chúng tôi

FANPAGE

Bản quyền thuộc về VPCC Phan Thi Kim Cúc