Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Có được phép cầm cố sổ đỏ không?
Có được phép cầm cố sổ đỏ không? Cách xử trí trong trường hợp sổ đỏ bị cầm cố

Có được phép cầm cố sổ đỏ không? Cách xử trí trong trường hợp sổ đỏ bị cầm cố

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người dân cần vay tiền gấp, thay vì đến ngân hàng để thực hiện các thủ tục vay vốn, thế chấp thì đã mang sổ đỏ, sổ hồng đi cầm cố. Vậy việc cầm cố sổ đỏ có đúng quy định của pháp luật không? Người dân cần lưu ý những gì? Hãy cùng Công chứng Kim Cúc tìm hiểu cụ thể về trường hợp này trong bài viết dưới đây.

Cầm cố là gì?

Bộ luật Dân sự 2015 nêu định nghĩa về cầm cố tài sản như sau: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Như vậy, việc cầm cố cần được lưu ý trên hai phương diện là đối tượng cầm cố phải là tài sản và việc giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ.

Để xác định việc người dân có được cầm cố sổ đỏ hay không, chúng ta sẽ cùng phân tích sổ đỏ có phải tài sản không và pháp luật có quy định như thế nào về quyền cầm cố quyền sử dụng đất, nhà ở của người dân.

Có được cầm cố sổ đỏ không?

Có được phép cầm cố sổ đỏ không?

Thứ nhất, Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, sổ đỏ hoặc sổ hồng không được coi là tài sản mà đó là chứng thư pháp lý. Do đó, căn cứ vào quy định về cầm cố bên trên thì người dân sẽ không cầm cố sổ đỏ được.

Thứ hai, Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ về các quyền của người sử dụng đất bao gồm: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Quyền của chủ sở hữu nhà ở bao gồm: Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở. Như vậy, luật không đề cập đến quyền cầm cố quyền sử dụng đất và nhà ở.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng pháp luật không công nhận hình thức cầm cố sổ đỏ. Người dân lưu ý có thể thực hiện thế chấp sổ đỏ và không được cầm cố sổ đỏ.

Cách xử trí khi sổ đỏ bị người khác mang đi cầm cố

Cách xử trí trong trường hợp sổ đỏ bị cầm cố

Có nhiều trường hợp sổ đỏ bị người thân mang đi cầm cố mà không được sự đồng ý của chính chủ. Vậy những trường hợp này sẽ được xử trí như thế nào?

Do pháp luật không công nhận hình thức cầm cố sổ đỏ nên giao dịch đó bị coi là vô hiệu. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận việc hoàn trả lại sổ đỏ cho chính chủ, thì chính chủ có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án để tòa án buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ trao trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Hy vọng bài viết trên đây mang đến những thông tin hữu ích cho bạn về quy định cầm cố nói chung và việc cầm cố sổ đỏ nói riêng. Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!

  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123
  • Fanpage: Congchungkimcuc

Bài viết liên quan

  • Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123

Tìm chúng tôi

FANPAGE

Bản quyền thuộc về VPCC Phan Thi Kim Cúc