Văn phòng công chứng Phan Thị Kim Cúc

Hotline: 0917 329 123 Email: congchungkimcuc@gmail.com
Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không?
Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không?

Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không?

Thế chấp nhà là một phương thức phổ biến để vay vốn hoặc thực hiện các giao dịch tài chính khác. Hiện có rất nhiều bạn đọc đang băn khoăn về trường hợp thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về thế chấp, điều kiện thế chấp nhà và giải đáp khả năng thế chấp nhà mà không thế chấp đất dựa trên các quy định pháp lý liên quan. Cùng Công chứng Kim Cúc tìm hiểu ngay sau đây!

Thế chấp là gì?

Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Điều kiện thế chấp nhà là gì?

Điều kiện thế chấp nhà

Giao dịch thế chấp bằng nhà ở được quy định trong Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, các điều kiện cần có là:

– Bên thế chấp là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền để thực hiện thế chấp.

– Bên thế chấp là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương).

– Nhà phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, nhà tình nghĩa…

– Nhà không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật; không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở.

– Nhà đang trong thời hạn sở hữu đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không?

Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất có được không?

Điều 326, Bộ luật Dân sự 2015 của nước ta đã có quy định cụ thể về việc thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

“1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó có thể thấy, việc thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất đã được pháp luật công nhận. Đồng thời, còn phân chia làm 2 trường hợp xử lý tài sản khi: chủ sở hữu là người sử dụng đất và chủ sở hữu không phải là người sử dụng đất.

Lời kết

Những quy định trên nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cả người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong quá trình thế chấp và xử lý tài sản. Thỏa thuận khác có thể được thực hiện để điều chỉnh quyền lợi của các bên một cách linh hoạt, tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của giao dịch.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trường hợp thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất. Mọi thắc mắc liên quan đến tư vấn pháp luật hoặc các dịch vụ công chứng, vui lòng liên hệ Văn phòng Công chứng Phan Thị Kim Cúc!

  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123
  • Fanpage: Congchungkimcuc

Bài viết liên quan

  • Địa chỉ: 792 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân HCM
  • Điện thoại: 028 376 55 666
  • Hotline: 0917 329 123

Tìm chúng tôi

FANPAGE

Bản quyền thuộc về VPCC Phan Thi Kim Cúc